Kiểm Định Cửa Chống Cháy Gồm Những Gì?

Luxury Windows gửi tới quý khách toàn bộ thông tin về trình tự, thủ tục, thời gian & chi phí kiểm định cửa chống cháy bao gồm: Cửa thép, cửa kính, cửa gỗ và rèm, màn chống cháy... theo luật Pccc hiện hành
Các thông tin chi tiết về việc kiểm định cửa thép chống cháy được quy định trong thông tư số 03:2021/BCA và 06:2022/BXD; Hướng dẫn dán tem phòng cháy tại tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

Kiểm Định Cửa Chống Cháy Gồm Những Gì?

Kiểm định cửa chống cháy là xác nhận cửa đạt tiêu chuẩn phòng cháy của cục Pccc Bộ công an thông qua giấy cho các loại cửa thép, cửa kính, cửa gỗ & các phương tiện phòng cháy khác và Quy trình thực hiện theo quy định của luật phòng cháy chữa cháy hiện hành, cụ thể trong thông tư số 03:2021/BCA và 06:2022/BXD; Hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Dưới đây, Luxury Windows tóm tắt những thông tin chính gửi đến quý bạn đọc!

Giấy kiểm định cửa chống cháy

Quy định về mẫu đốt & thí nghiệm đốt mẫu Cửa chống cháy

Nội dung

Quy định cũ

Hướng dẫn của QCVN 06:2021/BXD

Chuẩn bị mẫu đốt

- Kích thước: Kích thước nhỏ hoặc bằng với kích thước sản xuất;
- Quy cách: Theo quy chuẩn nhà sản xuất. Không cần đốt kèm phụ kiện;
- Số lượng: 1 mẫu.

- Kích thước: Theo kích thước bản vẽ thẩm duyệt;
- Quy cách: Theo quy chuẩn nhà sản xuất. Đốt kèm tất cả các loại phụ kiện của cửa nếu có (khoá, tay co, tay kéo, chốt âm, ô kính…);
- Số lượng: Có bao nhiêu kích thước/mẫu mã thì cần đốt bấy nhiêu mẫu.

Ví dụ

 

Dự án có 50 bộ cửa thép chống cháy 60P: 40 bộ 1 cánh, cánh phẳng KT 900 x 2200, phụ kiện tay + 10 bộ 2 cánh KT 1600 x 2200, phụ kiện: Ô kính chống cháy & chốt âm cửa 2 cánh & tay co
=> SL mẫu đốt cần chuẩn bị:
- 1 bộ 1 cánh KT 900 x 2200;
- 1 bộ 2 cánh KT 1600 x 2200;
- Phụ kiện đồng bộ phải gắn & đốt kèm cửa.

Giới hạn thời gian mẫu đốt cần đạt

- 60 phút đối với cửa EI 60;
- 90 phút đối với cửa EI 90;
- 120 phút đối với cửa EI 120.
Nếu trong thời gian này, mẫu đốt bị biến dạng thì nghĩa là mẫu không đạt.

- 60 phút đối với cửa EI 60;
- 90 phút đối với cửa EI 90;
- 120 phút đối với cửa EI 120.
Nếu trong thời gian này, mẫu đốt bị biến dạng thì nghĩa là mẫu không đạt, phải đốt lại.
Mẫu đốt ở đây là mẫu cửa kèm phụ kiện. Nếu cửa đạt giới hạn chịu lửa, chịu nhiệt nhưng phụ kiện không đạt thì mẫu đó bị tính là không đạt.

Thời hạn giá trị mẫu đốt

- Thông thường là 1 - 2 năm tuỳ đơn vị sản xuất;
- Có thể sử dụng để cấp theo lô cho nhiều công trình.

- Chỉ có giá trị đối với lô cửa đốt mẫu thực tế đó;
- Không có giá trị để cấp kiểm định cho công trình khác.

Chi phí đốt mẫu

Thấp

- Rất cao, do phải đốt mẫu theo mẫu mã, kích thước thực tế và nếu không đạt phải đốt đi đốt lại cho đến khi đạt

Chi phí ra giấy

- Tương đối thấp. Với những công trình có khối lượng nhỏ thì chi phí vài triệu, không đáng kể;
- Với những công trình khối lượng lớn thì theo từng công trình .

- Rất cao, có thể lên đến hàng trăm triệu. Nguyên nhân vì phải bao gồm cả chi phí đốt mẫu

- Có thể thấy, các quy định mới liên quan đến kiểm định cửa phòng cháy ngày càng khắt khe hơn thay vì đốt mẫu nhỏ và dễ dàng đạt như trước giờ đây phải đốt mẫu đầy đủ của 1 bộ cửa lớn và tỷ lệ đốt không đạt là khá cao;

- Chi phí đốt mẫu cho mỗi lần đốt dao động từ 100 triệu vnđ cho đến 200 triệu vnđ;

- Bên cạnh đó, có sự thay đổi về cách thức sử dụng thay vì mỗi dự án phải đăng ký và đốt riêng hiện nay mỗi đơn vị chỉ phải đốt 1 lần và sử dụng mẫu đó trong 24 tháng theo quy định cho tất cả các công trình, dự án sử dụng sản phẩm;

- Chi phí kiểm định cửa ngăn cháy cao hơn với những cửa nằm ngoài quy chuẩn và rẻ hơn với những cửa nằm trong quy chuẩn mà nhà sản xuất đốt đạt.

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về phương tiện phòng cháy & chữa cháy

Căn cứ thông tư số 03:2021/BCA, quy định cụ thể tại điều "2.4 Mẫu kết cấu được bọc bảo vệ bằng các chất hoặc vật liệu chống cháy; mẫu cấu kiện ngăn cháy" như sau:

STT

Tên sản phẩm

Chỉ tiêu kỹ thuật

Mức yêu cầu

Phương pháp thử

Phương pháp lấy mẫu, quy cách mẫu

2.4.1

Cửa ngăn cháy

2.4.1.1

Cửa đi, cửa chắn và cửa sổ

1. Tính toàn vẹn

10.2.2 -TCVN 9311- 1:2012

TCVN 9383:2012

- Số lượng: 6.2 - TCVN 9383:2012

- Kích cỡ: 6.1- TCVN 9383:2012

- Cấu tạo: 7.1 - TCVN 9311-1:2012

2. Tính cách nhiệt

10.2.3 -TCVN 9311- 1:2012

Ghi chú: Ngoài phạm vi áp dụng trực tiếp kết quả thử nghiệm theo TCVN 9383:2012, để đánh giá phạm vi áp dụng mở rộng của kết quả thử nghiệm có thể áp dụng BS EN 15269 (hoặc TCVN tương ứng).

2.4.1.2

Cửa tầng thang máy

1. Tính toàn vẹn

15.1 - TCVN 6396-58

TCVN 6396-58

- Số lượng: 7.2 - TCVN 6396-58

- Kích cỡ: 7.3 - TCVN 6396-58

- Cấu tạo: 7.1 - TCVN 6396-58

2. Tính cách nhiệt

15.2 - TCVN 6396-58

2.4.1.3

Cửa cuốn

1. Tính toàn vẹn

10.2.2-TCVN 9311- 1:2012

TCVN 9383:2012

- Số lượng: 6.2 - TCVN 9383:2012

- Kích cỡ: 6.1- TCVN 9383:2012

- Cấu tạo: 7.1 - TCVN 9311-1:2012

2. Tính cách nhiệt

10.2.3 -TCVN 9311- 1:2012

Ghi chú: Ngoài phạm vi áp dụng trực tiếp kết quả thử nghiệm theo TCVN 9383:2012, để đánh giá phạm vi áp dụng mở rộng của kết quả thử nghiệm có thể áp dụng tiêu chuẩn BS EN 15269-10:2012 (hoặc TCVN tương ứng).

2.4.1.4

Cửa kính và vách kính kết hợp

1. Tính toàn vẹn

10.2.2-TCVN 9311- 1:2012

TCVN 9383:2012

- Số lượng: 6.2 - TCVN 9383:2012

- Kích cỡ: Yêu cầu thực tế và phạm vi áp dụng của mẫu thiết kế khi áp dụng

- Cấu tạo: 7.1 - TCVN 9311-1:2012

2. Tính cách nhiệt

10.2.3 -TCVN 9311- 1:2012

2.4.2.

Vách ngăn cháy

2.4.2.1

Vách kính ngăn cháy

1. Tính toàn vẹn

10.2.2-TCVN 9311- 1:2012

ISO 3009:2003 (hoặc BS EN 1364-1:2015 hoặc TCVN tương ứng)

- Số lượng: 6.2 ISO 3009:2003 (hoặc 6.2 BS EN 1364-1:2015)

- Kích cỡ: 6.3 ISO 3009:2003 (hoặc 6.1 BS EN 1364-1:2015)

- Cấu tạo: 6.4 ISO 3009:2003 (hoặc 6.3 BS EN 1364-1:2015).

2. Tính cách nhiệt

10.2.3 -TCVN 9311- 1:2012

Ghi chú: Ngoài phạm vi áp dụng trực tiếp kết quả thử nghiệm theo ISO 3009:2003 (hoặc BS EN 1364-1 hoặc TCVN tương ứng), để đánh giá phạm vi áp dụng mở rộng của kết quả thử nghiệm có thể áp dụng BS EN 15254-4:2018 (hoặc TCVN tương ứng).

* Trong đó bổ xung các yêu cầu tăng thêm về khả năng cách nhiệt, tính toàn vẹn của sản phẩm, phương pháp thử nghiệm, kích thước tiêu chuẩn cửa chống cháy, số lượng & cấu tạo đầy đủ của sản phẩm... và viện dẫn chính xác các quy định có liên quan của văn bản.

Trình tự, thủ tục

Thông thường cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy là đơn vị chủ quản thực hiện hầu hết các thủ tục liên quan đến việc thẩm duyệt cửa ngăn cháy tại Việt Nam, nhà sản xuất/cung cấp cửa chịu lửa có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ đầy đủ đến cục nộp với các tài liệu của bộ hồ sơ đầy đủ được hướng dẫn dưới đây!

Trình tự & thủ tục kiểm định cửa chống cháy

Nội dung

Đối với phương tiện

Theo công trình

Hồ sơ đề nghị

- Đơn đề nghị kiểm định phương tiện (mẫu số PC17);
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận ĐKKD của nhà sản xuất/cung cấp cửa;
- Các tài liệu kỹ thuật liên quan đến cửa (của phương tiện);
- Chứng nhận xuất xưởng cửa;
- Giấy chứng nhận chất lượng của cửa (nếu có).

- Đơn đề nghị thẩm định an toàn cửa PCCC;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện;
- Chứng chỉ chất lượng liên quan đến sản phẩm;
- Chứng nhận xuất xưởng cửa;
- Bản sao Giấy chứng nhận phương tiện PCCC;
- Mẫu thử nghiệm .

Cơ quan tiếp nhận

Cục Cảnh sát PCCC

Cục Cảnh sát PCCC

Trong đó:

- Nhà sản xuất thực hiện các thủ tục để ra giấy theo thông tin hồ sơ kiểm định đã được thẩm duyệt bao gồm địa chỉ công trình, các hạng mục mà chủ đầu tư cung cấp;

- Bỏ bớt phần tem pccc dán theo cửa ngăn cháy, mọi thông tin trên giấy chứng nhận phòng cháy do cục Pccc cấp thể hiện trên mã QR tra trên cục.

Quy định và mẫu tem cửa phòng cháy mới nhất

Tem kiểm định cửa phòng cháy là một loại tem được dán trên cửa phòng cháy để xác định khả năng chống cháy của cửa được cấp bởi các cơ quan kiểm tra chất lượng có thẩm quyền.

Quy định của luật phòng cháy

Theo QCVN 03:2021/BCA quy định, ghi nhãn đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được hướng dẫn tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về ghi nhãn sản phẩm hàng hóa và yêu cầu chi tiết tại các tiêu chuẩn hiện hành.

Tem kiểm định cửa chống cháy

Đối với sản phẩm đã được thẩm duyệt mẫu kết cấu, cấu kiện ngăn cháy, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu chịu trách nhiệm về hàng hóa ghi nhãn hàng hóa bao gồm các thông tin sau:

- Tên đơn vị sản xuất;

- Mã, ký hiệu;

- Năm sản xuất sản phẩm;

- Giới hạn chịu lửa của sản phẩm;

- Số giấy chứng nhận thẩm duyệt mẫu;

- Ngày, tháng, năm cấp giấy;

- Cơ quan cấp giấy;

- Trọng lượng trung bình/m2 của tấm cánh cửa (đối với cửa ngăn cháy).

Như vậy hiện tại tem cửa sẽ do đơn vị sản xuất in và dán lên các bộ cửa ngăn cháy tự sản xuất.

Mẫu tem phòng cháy chữa cháy

Được quy định tại Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công an quy định về kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Mẫu tem PCCC có hình chữ nhật, nền màu xanh lá cây, in chữ "Tem kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy" ở giữa. Bên dưới là các thông tin như: Tên cơ quan thẩm định, số hiệu hồ sơ, ngày thẩm định, thời hạn kiểm tra tiếp theo.

- Tem thẩm định PCCC có thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp, sau khi hết thời hạn này, phương tiện PCCC phải được thẩm định lại để cấp tem mới. Nếu không có tem thẩm duyệt về phòng cháy, phương tiện PCCC sẽ không được phép sử dụng.

- Tem cửa phòng cháy thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông, được làm bằng vật liệu bền, có khả năng chịu nhiệt cao. Trên tem có ghi rõ các thông tin về cửa, bao gồm: Tên của cửa, nhà sản xuất, số hiệu, thời gian ngăn cháy (tính bằng phút), tiêu chuẩn áp dụng…

- Tem chống cháy là một loại giấy tờ quan trọng, giúp người sử dụng xác định được khả năng chống cháy của cửa. Cửa ngăn cháy có tem chứng nhận thẩm định chất lượng sẽ đảm bảo khả năng ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy, giúp bảo vệ tính mạng và tài sản của người sử dụng.

Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng tem cửa ngăn cháy:

- Tem cửa phòng cháy phải được dán ở vị trí dễ nhìn thấy, thuận tiện cho việc kiểm tra.

- Tem không được làm rách, bẩn hoặc biến dạng.

- Nếu tem bị hỏng, cần phải thay thế ngay lập tức.

Việc sử dụng tem phòng cháy đúng cách sẽ giúp đảm bảo khả năng chống cháy của cửa, góp phần bảo vệ an toàn cho người sử dụng.

Chi phí & thời gian ra giấy (dành cho khách hàng)

Theo quy định của pháp luật Pccc hiện hành nhà sản xuất/ nhà cung cấp cửa ngăn cháy tự ra giấy kiểm định được thẩm duyệt bởi cục pccc Bộ công an, theo đó không có mức phí và thời ra giấy cụ thể.

Luxury Windows là nhà cung cấp các loại cửa phòng cháy, vách ngăn cháy hàng đầu với sản lượng sản phẩm đưa ra thị trường lớn giúp rút ngắn thời gian ra giấy cũng như chi phí thẩm định thấp. Cụ thể như sau:

- Thời gian ra giấy thẩm định phòng cháy đối với cửa thép chống cháy từ 1 - 3 ngày, cửa kính/vách kính chống cháy và các sản phẩm khác từ 7 - 15 ngày;

- Chi phí ra giấy dao động trong khoảng từ 1 - 3 triệu đồng/ sản phẩm (rẻ hơn khi lấy theo công trình với số lượng lớn);

- Miễn phí tem cửa phòng cháy.

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình kiểm định cũng như hướng dẫn chi tiết giúp quý khách hàng dễ dàng nắm được.

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ
Luxury Windows – Cửa Đẹp Cho Mọi Nhà | Cuanhomluxury.com
Công ty Luxury chuyên sản xuất, lắp đặt các sản phẩm cửa chất lượng cao - Bảo hành dài hạn Thương hiệu quốc gia | Luxury Windows, Luxury Doors, Luxury Safety Doors, Luxury Fire Doors. Hotline 092 302 6886

Loading...
DMCA.com Protection Status Protected by Copyscape