Tìm Hiểu Định Mức 1776BXD-VP Để Lên Dự Toán Xây Dựng Công Trình Tốt Hơn

Định mức 1776 là tên gọi ngắn của công văn số 1776BXD-VP được bộ xây dựng phát hành ngày 16/08/2007 công bố định mức dự toán xây dựng công trình bao gồm các mức phí hao tổn chủ yếu gồm có: Hao tổn về vật liệu, nhân công, máy móc và thiết bị thi công
Định mức 1776 hay còn gọi là định mức dự toán xây dựng công trình bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị và tỷ suất lợi nhuận mang về cùng rất nhiều thông tin hữu ích khác

Tìm Hiểu Định Mức 1776BXD-VP Để Lên Dự Toán Xây Dựng Công Trình Tốt Hơn

Trong quá trình xây dựng công trình các chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng luôn quan tâm và tìm mọi cách để đạt được mức lợi nhuận cao nhất, để đạt được điều đó các bạn cần hiểu về định mức 1776 hay còn gọi là định mức dự toán xây dựng công trình bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị và tỷ suất lợi nhuận mang về cùng rất nhiều thông tin hữu ích khác được thể hiện rõ trong bài viết này.

1776

1776

Định mức 1776

Định mức 1776 là tên gọi ngắn của công văn số 1776BXD-VP được bộ xây dựng phát hành ngày 16/08/2007 công bố định mức dự toán xây dựng công trình bao gồm các mức phí hao tổn chủ yếu gồm có:

Hao tổn về vật liệu, nhân công, máy móc và thiết bị thi công cần thiết sử dụng để hoàn thành các hạng mục và toàn bộ công trình xây dựng.

Định mức 1776BXD-VP

Định mức 1776BXD-VP

Qua đó, công bố này trở thành công cụ đắc lực giúp cả các chủ đầu tư, nhà thầu lập dự toán hao phí tốt hơn và giúp nhà nước quản lý quá trình đầu tư, xây dựng và kiểm soát chất lượng xây dựng hiệu quả hơn.

Nội dung định mức hao phí công trình

Định mức hao phí công trình được quy định gồm 11 chương dựa trên những tiêu chuẩn xây dựng cơ bản bao gồm các phần:

Thiết kế - Thi công – Nghiệm thu và các trang thiết bị kỹ thuật;

– Mức độ cơ giới hoá – Biện pháp thi công và sự tiến bộ của khoa học;

– Kỹ thuật trong xây dựng.

Định mức dự toán phần xây dựng

Định mức dự toán phần xây dựng

Định mức dự toán phần lắp đặt

Định mức dự toán phần lắp đặt

Định mức dự toán phần khảo sát - sửa chữa và dịch vụ đô thị

Định mức dự toán phần khảo sát - sửa chữa và dịch vụ đô thị

Định mức dự toán lắp đặt đường dây điện và sử dụng vật liệu

Định mức dự toán lắp đặt đường dây điện và sử dụng vật liệu

Tương đương với 11 chương trong văn bản công bố:

- Chương I: Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng;

- Chương II: Công tác đào, đắp đất, đá cát;

- Chương III: Công tác đóng, ép, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc khoan nhồi;

- Chương IV: Công tác làm đường;

- Chương V: Công tác xây gạch đá;

- Chương VI: Công tác đổ bê tông tại chỗ;

- Chương VII: Công tác sản xuất và lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn;

- Chương VIII: Sản xuất, lắp dựng các cấu kiện gỗ;

- Chương IX: Sản xuất và lắp dựng cấu kiện sắt thép;

- Chương X: Công tác làm trần, mái và các công tác hoàn thiện khác;

- Chương XI: Các công tác khác.

Định mức 1776 có nhiều điểm mới so với thông tư 10

Định mức 1776 có nhiều điểm mới so với thông tư 10

Theo văn bản thuyết minh và hướng dẫn áp dụng này chúng ta cần nắm bắt rõ và hiểu được các khái niệm cơ bản gồm:

Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng là gì?

Định mức dự toán phần xây dựng hay còn gọi là định mức dự toán là định mức Kinh tế - Kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như: 1m3 tường gạch, 1m3 bê tông, 1m2 lát gạch, 1 tấn cốt thép, 100m cọc dài…

Bắt đầu từ khâu chuẩn bị vật tư đến hết khâu kết thúc công tác xây dựng bao gồm cả chi phí khác phát sinh do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất để đảm bảo việc thi công xây dựng đúng quy trình, liên tục, chuẩn kỹ thuật. Định mức dự toán được lập trên cơ sở các quy chuẩn:

- Tiêu chuẩn xây dựng;

- Quy phạm kỹ thuật về thiết kế;

- Thi công;

– Nghiệm thu;

- Mức cơ giới hoá chung trong ngành xây dựng;

- Trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng như: các vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến.

Chi tiết phần lắp dựng kết cấu

Chi tiết phần lắp dựng kết cấu

Mức hao phí vật liệu là gì?

Mức hao phí vật liệu là toàn bộ số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ và các cấu kiện, bộ phận riêng lẻ, vật liệu luân chuyển cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành 1 đơn vị khối lượng công tác xây dựng

Không bao gồm vật liệu phục vụ máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu chính được tính cho chi phí dùng chung. Lưu ý rằng, mức hao phí vật liệu được quy định trong định mức này đã bao gồm toàn bộ các hao hụt vật liệu ở khâu thi công; Riêng với các loại cát xây dựng đã kể đến hao hụt do độ dôi của cát.

Mức hao phí lao động là gì?

Mức hao phí lao động là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công việc xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng.

Trong đó quy định rõ:

- Số lượng ngày công bao gồm cả lao động chính, lao động phụ thực hiện và hoàn thiện được tính cho 1 đơn vị khối lượng công trình xây dựng từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc, thu dọn hiện trường thi công;

- Cấp bậc công nhân được quy định trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện 1 đơn vị khối lượng xây dựng.

Mức hao phí máy thi công là gì?

Mức hao phí máy thi công là số ca sử dụng máy móc và thiết bị thi công chính, trực tiếp thực hiện kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ để hoàn thành 1 đơn vị khối lượng công trình.

Các thành phần hao phí khác

Ngoài các mức hao phí chính còn có các hao phí khác được xác định theo nguyên tắc:

+ Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu;

+ Mức hao phí vật liệu khác như: Vật liệu làm giàn giáo xây, vật liệu phụ khác được tính bằng tỷ lệ % tính trên chi phí vật liệu chính;

+ Mức hao phí lao động chính và lao động phụ được tính bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân trực tiếp xây dựng;

+ Mức hao phí máy móc thi công chính được tính bằng số lượng ca máy sử dụng;

+ Mức hao phí máy thi công khác được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí sử dụng máy chính.

Áp dụng định mức 1776 trong thực tế

Việc áp dụng định mức 1776 vào thực tế sẽ dễ dàng hơn khi đã hiểu rõ các nội dung được quy định trong văn bản hướng dẫn 1776BXD-VP của bộ xây dựng, bên cạnh đó các bạn có thể tham khảo thêm những kinh nghiệm được chia sẻ từ thực tế dưới đây cùng Luxury Windows.

Áp dụng định mức 1776 vào thực tế

Áp dụng định mức 1776 vào thực tế

Định mức 1776 cần hiểu rõ, quy định từng phần, từng nhóm, các loại công tác xây dựng với những yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công & biện pháp thi công khác nhau không chỉ sử dụng để newmem tham khảo mà còn được sử dụng thường xuyên trong việc lập dự toán xây dựng công trình.

Định mức 1776 trong xây dựng còn được dùng để lập hoá đơn xây dựng công trình, sử dụng làm cơ sở, tiêu chuẩn trong việc lập dự toán chi phí đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư dự án cũng như biện pháp, kế hoạch quản lý chính xác, kịp thời.

Trong bài viết này có sử dụng nội dung trong văn bản công bố định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng số 1776/BXD-VP của bộ xây dựng ban hành ngày 16 tháng 08 năm 2007.

Các bạn có thể gửi ý kiến đóng góp thêm cho chúng tôi ngay dưới bài viết này hoặc bất cứ kênh chính thống nào của chúng tôi dưới đây.

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ
Luxury Windows – Cửa Đẹp Cho Mọi Nhà | Cuanhomluxury.com
Công ty Luxury chuyên sản xuất, lắp đặt các sản phẩm cửa chất lượng cao - Bảo hành dài hạn Thương hiệu quốc gia | Luxury Windows, Luxury Doors, Luxury Safety Doors, Luxury Fire Doors. Hotline 092 302 6886

Loading...
DMCA.com Protection Status Protected by Copyscape